Trong mắt bạn bè thế giới Việt Nam có lẽ là một quốc gia rất đa dạng về bản sắc văn hóa. Ở từng địa phương lại có những văn hóa khác nhau và mỗi nơi đều có nét đặc sắc riêng. Kiến trúc Tây Nguyên cũng là một nét đẹp trong kho tàng bản sắc của nước ta. Kiến trúc Tây Nguyên là gì? Kiến trúc Tây Nguyên có gì đặc biệt? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá vẻ đẹp của kiến trúc Tây Nguyên nhé.

kiến trúc tây nguyên

Những đặc điểm chung của kiến trúc Tây Nguyên

Nhà ở

Hầu như tất cả tộc người thiểu số ở Tây Nguyên đều ở nhà sàn. Nhà sàn có loại tạm bợ làm từ tranh tre, nứa lá của đa số nhóm Môn — Khơmer. Điều này có thể là do tập quán du cư của người dân ở đây. Ngoài ra còn có nhà sàn kiên cố như nhà Rông của người Bâhnar, Sê Đăng, nhà dài của người Êđê, Jrai. Gầm sàn cao để có thế làm nơi nhốt trâu bò và tránh khỏi manh nhọn vuốt sắc của các loài thú dữ nhảy lên vì cư trú giữa rừng.

Nhà thường dựng quân cư trên bãi đất rộng theo hướng Bắc – Nam. Nơi đây rất mát mẻ vào mùa khô, ấm áp vào mùa mưa. Ngoài ra, còn tránh được cái nắng nóng gay gắt của cao nguyên từ hướng Tây .

Các nhóm tộc người Môn — Khơmer (trừ người Bâhnar & Sê Đăng) hầu hết đều làm nhà sàn dạng mu rùa: hơi khum khum và chân thấp.

Mang nặng đặc tính mẫu hệ, nên mỗi khi có một cô con gái lấy chồng, thêm một cặp vợ chồng trẻ, nhà sàn lại được nối thêm một ngăn. Trong nhà có càng nhiều con, nhà sẽ càng dài.

kiến trúc tây nguyên

Nhà mồ

Người Tây Nguyên có quan niệm về vòng luân hồi 7 kiếp. Vì thế nên việc dựng nhà và chia của cho người chết rất được coi trọng. Khi lập buôn, bao giờ chủ làng hoặc các thày cúng cũng dành phía tây làng để làm khu Nhà mồ. Căn nhà mồ cũng phải được dựng giống như căn nhà ở thu nhỏ lại. Chí khác là bao giờ cũng dựng theo hướng Đông – Tây, có thể đón trọn ánh nắng mặt trời cả ngày. Không những vậy mà  còn giảm bớt mùi hôi thối do tập quán chôn chung nhiều người trong một ngôi mộ của người Jrai.

Trên đầu mộ của người Êđê, Jrai thường sẽ dựng một căn nhà sàn nhỏ đặt trên một cây cột, dùng làm nhà cúng cơm. Khi làm lễ bó mả, cần phải phá bỏ nhà mồ cũ, dựng nhà mới, đẹp hơn, chắc hơn, khác tượng mới, để chia tay vĩnh viễn.

Sự hiện diện của các vật dụng trong Nhà mồ, đối với mọi tộc người, dù là tượng gỗ hay đô dùng sinh hoạt đập vỡ đi hay làm thu nhỏ lại. Ngoài ý nghĩa chia của còn là để người chết có bầu bạn và vẫn giữ được đầy đủ lối sống như trên mặt đất.

kiến trúc tây nguyên

Những nét riêng biệt trong kiến trúc Tây Nguyên

Điểm đặc biệt thứ nhất

Vật liệu dùng để làm hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh… những loại cây cỏ hiện diện trong rừng. Không sử dụng bất cứ một vật dụng nào bằng sắt thép hay những chất kết dính không mang tính tự nhiên. Công cụ dùng để dựng nên kiến trúc Tây Nguyên độc đáo này cũng rất đơn giản, chỉ với những chiếc rìu, búa, dao,…

Điểm đặc biệt thứ hai

Các cột và xà nhà nhà sàn hay nhà Rông chỉ được đặt chông lên nhau, hoặc ghép mấu vào nhau rất trùng khít. Vì thế nên khó có thể tìm thấy điểm nối và không khe đóng đinh, cũng hiếm khi phải dùng dây buộc. Nếu cần dùng đến mây, sự chằng chéo sẽ tạo nên những đường nét tương tự một loại hình trang trí cho cột kèo thêm đẹp.

Điểm đặc biệt thứ ba

Trên thân cột gian ngoài cùng, hoặc trên toàn bộ các hệ thống cột chính, có khi bằng một cây gỗ xẻ bớt chiều rộng để có một cây cột nhà hình hộp. Những kĩ sư chân đất Jrai, Sê Đăng hay Bâhnar.. .sẽ vẽ hoặc khắc chạm lên đó những đường ký hà quen thuộc, thường xuất hiện trên thổ cầm. Trên xà ngang ngay cửa ra vào, hoặc cột ở gian khách, khắc nổi hình những con vật quen thuộc đối với cư dân rừng núi, như chim, rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân…

kiến trúc tây nguyên

Vậy là Lee đã cùng các bạn khám phá xong về kiến trúc Tây Nguyên rồi. Hi vọng với bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm về kiến trúc Tây Nguyên  và thêm tự hào về dân tộc ta.

Liên hệ LeeLand.com.vn để được tư vấn về Bất Động Sản:

5/5 - (1 bình chọn)