Nếu bạn đang có kế hoạch xây dựng nhà ở cho gia đình và đang có nhiều thắc mắc. Các thủ tục liên quan tới cấp phép nhà ở riêng lẻ bạn đã và đang tìm hiểu. Vậy Lee sẽ cùng bạn giải đáp một số vấn đề liên quan tới cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Nhà ở riêng lẻ

Nhà ở riêng lẻ là cụm từ khá quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên để hiểu rõ về định nghĩa chúng ta có thể tham khảo dựa trên thông tư 07/2019/TT-BXD:

  • Nhà chung cư là: Nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
  • Công trình đa năng (hoặc công trình hỗn hợp) là Công trình có nhiều công năng sử dụng khác nhau (Ví dụ: một công trình được thiết kế sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng là công trình đa năng).
  • Chiều cao của nhà, công trình, kết cấu là chiều cao được tính từ cao độ mặt đất tới điểm cao nhất của nhà, công trình, kết cấu. Đối với công trình có cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. Cách xác định chiều cao của nhà, công trình, kết cấu trong các trường hợp cụ thể được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD”.
  • Tầng trên mặt đất là tầng mà cao độ sàn của nó cao hơn hoặc bằng cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
  • Tầng hầm (hoặc tầng ngầm) là tầng mà hơn một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
  • Số tầng của tòa nhà (hoặc công trình) bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng nửa/bán hầm, không bao gồm tầng áp mái.

Quản lý cấp phép nhà ở riêng lẻ

1. Phân loại nhà riêng lẻ

cấp phép nhà ở riêng lẻ

Trước tiên Lee sẽ phân loại nhà ở riêng lẻ để bạn dễ hình dung vấn đề quản lý và cấp phép hơn. Theo thông tư liên bộ Số 7 – LB/TT Xây Dựng – Tài Chính – UBVGNN và Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất vào ngày 30/9/1991 có hướng dẫn về việc phân loại nhà ở Việt Nam, nhà ở riêng lẻ được chia làm 6 cấp như sau:

  • Nhà tạm
  • Nhà cấp 4
  • Nhà cấp 3
  • Nhà cấp 2
  • Nhà cấp 1
  • Biệt thự

 

2. Cấp quản lý và cấp phép nhà ở riêng lẻ

Hiện nay, có 4 vị trí để nộp xin phép nhà ở riêng lẻ được xây dựng là: Sở Xây Dựng, UBND Quận Huyện, UBND xã. 

  • TẠI SỞ XÂY DỰNG:

Đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính TP do UBND TP qui định.

  • UBND QUẬN, HUYỆN:

nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.

  • BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG:

Các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo qui định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.

  • UBND XÃ:

Nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

Tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 quy định như sau:

Nhà ở riêng lẻ có quy mô từ cấp II trở lên hoặc nằm trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị sẽ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của UBND cấp tỉnh,

Những trường hợp khác thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.

3. Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

cấp phép nhà ở riêng lẻ

Cuối cùng là một số loại giấy phép xây dựng. Căn cứ Khoản 3, Điều 89, Luật Xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung 2020 bao gồm:

  • Giấy phép xây dựng mới;
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
  • Giấy phép di dời công trình;
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Trên đây là một số nội dung liên quan tới cấp phép nhà ở riêng lẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.

Liên hệ LeeLand.com.vn để được tư vấn về Bất Động Sản:

 

5/5 - (27 bình chọn)