Bạn muốn tìm hiểu về các ký hiệu trên bản đồ địa chính? Bản đồ địa chính có lẽ không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư bất động sản. Thế nhưng với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này thì bản đồ địa chính có lẽ là bước cơ bản nhất cần nắm vững. Vậy nên Lee giúp các bạn hiểu hơn về các ký hiệu trên bản đồ địa chính. Chủ đề hôm nay chúng ta tìm hiểu sẽ là về ký hiệu trên bản đồ địa chính.

Ký hiệu trên bản đồ địa chính

Xem thêm: Mô tả cách coi sổ đỏ sổ hồng chi tiết nhất

Ký hiệu trên bản đồ địa chính về nhà

Ranh giới của ngôi nhà sẽ được vẽ bằng các nét gạch đứt và có ghi chú loại nhà, số tầng. Nếu tường nhà nằm trùng với ranh giới của thửa đất thì vẽ nét liền của ranh giới thửa đất. Về phần vị trí tường tiếp giáp mặt đất thì đường nét đứt sẽ được thể hiện bằng các đoạn thẳng ngắn. Còn về hình chiếu thẳng đứng của các kết cấu vượt ra ngoài phạm vi tường của ngôi nhà tiếp giáp mặt đất, hình chiếu của các kết cấu nhà nằm trên cột nhà thì đường nét đứt được thể hiện bằng các chấm.

Ngoài ra còn các ký hiệu phân loại nhà theo vật liệu xây dựng cũng được quy định rõ ràng như sau:

  • b: là nhà có kết cấu chịu lực bằng bê tông
  • s: là nhà có kết cấu chịu lực bằng sắt thép
  • k: là nhà bằng kính dùng trong sản xuất nông nghiệp
  • g: là nhà có kết cấu chịu lực bằng gạch, đá
  • go: là nhà có kết cấu chịu lực bằng gỗ
  • t: là nhà tranh, tre, nứa, lá

Về số tầng nhà sẽ được thể hiện bằng các chữ số và được ghi kèm theo loại nhà. Điều này là đối với nhà từ 2 tầng trở lên (nhà 1 tầng không cần ghi chú số 1)

Đối với vật liệu để phân biệt loại nhà bê tông, gạch đá, tre gỗ là vật liệu dùng để làm tường và không phân biệt bằng vật liệu dùng để lợp mái.

Khi nhà nằm trên cột chìa ra ngoài mặt nước hay có 1 phần nổi trên mặt nước thì phần chìa ra ngoài hoặc nổi trên mặt nước sẽ được phân biệt bằng nét đứt, đường bờ và đường mép nước sẽ vẽ liên tục cắt qua nhà theo đúng thực tế.

Ký hiệu trên bản đồ địa chính

Ký hiệu trên bản đồ địa chính về ranh giới đất

Tiếp là với ranh giới thửa đất sẽ được vẽ khép kín bằng các nét liền và liên tục. Trong trường hợp ranh giới thửa đất trùng với các đối tượng dạng đường của sông, suối, đường giao thông thì không vẽ ranh giới thửa mà sẽ xem các đối tượng đó là ranh giới thửa đất. Tuy nhiên cần phải giải thích ký hiệu sông, suối, đường giao thông.

Ký hiệu trên bản đồ địa chính về đường giao thông và các đối tượng liên quan

Đường sắt

Hành lang của đường sắt sẽ được vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Ký hiệu quy ước của đường sắt sẽ được vẽ bằng nét đứt đặt vào trục tâm của vị trí đường ray.

Đường bộ

Giới hạn sử dụng của đường bộ sẽ vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Phần lòng đường khi vẽ được canh theo tỷ lệ thì sẽ thể hiện bằng ký hiệu nét đứt. Khi độ rộng giới hạn sử dụng của đường nhỏ hơn 1,5mm trên bản đồ thì có thể không vẽ phần lòng đường.

Ký hiệu trên bản đồ địa chính về cầu

Cầu được thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ hoặc không tùy theo tỷ lệ bản đồ và cần phải được ghi chú tên riêng. Và không cần phân biệt vật liệu xây dựng hay cấu trúc

Bến cảng, cầu tàu, bến phà, bến đò

Đối tượng nằm hoàn toàn trong thửa mà không ảnh hưởng gì tới các nội dung khác của thửa đất, khi đó sẽ vẽ đầy đủ cả hình dạng mặt bằng và thể hiện ký hiệu theo quy ước.

Ký hiệu trên bản đồ địa chính về đê

Đê được thể hiện bằng ký hiệu 2 nét vẽ theo tỷ lệ hoặc nửa theo tỷ lệ kèm theo ghi chú “đê”. Điều này là để phân biệt với các loại đường giao thông khác. Khi đê là đường ô tô thì phải ghi chú như đường ô tô.

Ký hiệu trên bản đồ địa chính về thủy hệ

Đường mép nước, đường bờ và dòng chảy ổn định, kênh, mương… có độ rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ sẽ được thể hiện bằng 2 nét theo tỷ lệ. Nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ được thể hiện bằng 1 nét trùng với vị trí trục chính của yếu tố đó. Khi thể hiện thủy hệ không được ngắt tại vị trí cầu, cống trên bản đồ.

Đối tượng thủy hệ có dòng chảy đều cần phải vẽ mũi tên chỉ hướng của nước chảy. Thủy hệ kéo dài trên bản đồ phải vẽ nhắc lại khoảng 15 cm một lần nhằm để dễ xác định rõ ràng và không gây nhầm lẫn.

Cống, đập trên sông, hồ, kênh, mương… sẽ được thể hiện (không phân biệt loại vật liệu xây dựng) cống, đập quan trọng có ý nghĩa định hướng trên bản đồ và cần được ghi chú tên riêng nếu khoảng hở trên bản đồ cho phép.

Ký hiệu trên bản đồ địa chính

Ký hiệu trên bản đồ địa chính về dáng đất

Điểm độ cao, đường bình độ: Trong trường hợp dáng đất được đo vẽ hoặc chuyển vẽ chính xác thì sẽ dùng các ký hiệu đường bình độ chính xác để thể hiện. Trong trường hợp đo vẽ không chính xác hay chuyển vẽ dáng đất từ bản đồ địa hình hoặc các nguồn tài liệu khác lên bản đồ địa chính mà độ chính xác không cao thì cần phải dùng đường bình độ vẽ nháp để thể hiện.

Sườn đất dốc: Ký hiệu này dùng chung để thể hiện các sườn đất dốc có độ dài từ 1cm trên bản đồ trở lên mà không thể hiện được bằng các đường bình độ và không phân biệt sườn dốc tự nhiên hay nhân tạo.

Bãi cát, đầm lầy: Thể hiện các bãi cát tự nhiên và các bãi lầy, đầm lầy có diện tích từ 15mm2 trở lên trên bản đồ và không cần phân biệt lầy ngọt hay lầy mặn.

Ký hiệu trên bản đồ địa chính

Ngoài ra bạn còn có thể tìm hiểu thêm tại: Giải nghĩa chi tiết các ký hiệu đất vườn thường gặp

Vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về các ký hiệu trên bản đồ địa chính. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn nắm được phần nào về ký hiệu trên bản đồ địa chính.

Liên hệ LeeLand.com.vn để được tư vấn về Bất Động Sản:

5/5 - (1 bình chọn)